June 16, 2018

Nguyên nhân nào gây ra chứng ngáy ngủ?

Nguyên nhân nào gây ra chứng ngáy ngủ?


Ngáy ngủ là..


Như bạn biết, ngáy ngủ là hiện tượng khi ngủ, người ngáy ngủ phát ra một âm thanh qua đường miệng khi thở. Các âm thanh này có thể to hoặc nhỏ và không đồng nhất giống nhau ở những người ngáy ngủ. Có nghĩa là, có người ngáy ngủ rất to, cũng có người ngáy ngủ rất nhỏ.




Nguyên nhân nào gây ra chứng ngáy ngủ?


1. Mắc các chứng bệnh dị ứng
Các bệnh về dị ứng như viêm mũi dị ứng, sưng họng, sưng niêm mạc mũi, v.v.. Với các bệnh này sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi thở, từ đó góp phần tác động lên đường hô hấp và tạo nên ngáy ngủ.

2. Amiđan quá to
Nếu Amidan quá to sẽ dẫn đến hiện tượng ngáy khi ngủ.

3. Viêm xoang, phong mũi
Do khó thở bằng đường mũi, nên khi ngủ, vô tình bạn sẽ phải thở bằng miệng. Do không khí va vào mặt sau họng, có thể khiến mô mềm rung lắc mạnh và tạo nên tiếng ngáy.

4. Lỗ mũi nhỏ
Do cấu trúc lỗ mũi nhỏ, phần nào gây khó khăn cho hít thở trong khi ngủ, dẫn đến tình trạng ngáy ngủ.

5. Uống rượu bia
Uống nhiều các chất kích thích sẽ khiến bạn dễ bị ngáy ngủ.

6. Thừa cân khiến mỡ bám dày cổ họng
Thừa cân hay béo phì cũng là một nguyên nhân gây nên chứng ngáy ngủ.

7. Hút thuốc lá nhiều khiến cổ họng hẹp đi do khói ám
Thuốc lá không những ảnh hưởng đến phổi, mà còn ảnh hưởng đến hô hấp rất nhiều. Nếu bạn thường xuyên hút thuốc lá, thì khó tránh khỏi chứng ngáy ngủ.

8. Ảnh hưởng từ áp lực công việc, mệt mỏi, thiếu ngủ và stress
Khi cơ thể quá mệt hay gặp nhiều áp lực, thay đổi môi trường sống cũng khiến bạn có hiện tượng ngáy ngủ. Thường với nguyên do này, chứng ngáy ngủ có thể không kéo dài mà chỉ xảy ra trong một thời gian, cho đến khi tâm sinh lý bạn ổn định trở lại sẽ hết.

9. Khác
- Cổ họng hẹp.
- Cuống lưỡi to.
- Cuống họng dài.



Điều trị bệnh ngáy ngủ như thế nào?


Bằng phương pháp tự nhiên


1. Thông dụng nhất: Thay đổi tư thế khi ngủ + kê đầu cao. Cụ thể, người ngáy ngủ chỉ nên nằm nghiêng khi ngủ + gối đầu cao và hạn chế không nằm ngửa.
2. Giảm cân và có chế độ ăn uống hợp lý.
3. Thường xuyên vận động và tập thể dục.
4. Không uống rượu 4 tiếng trước khi ngủ.
5. Không lạm dụng thuốc ngủ và sử dụng thường xuyên.
6. Tránh ăn nhiều vào bữa tối.
7. Cần chữa dứt điểm chứng viêm mũi dị ứng.


Can thiệp bằng y khoa


1. Thở bằng máy bơm oxy khi ngủ với người mắc chứng ngáy ngủ nặng ở cấp độ 3.
2. Đeo máy bơm không khí cao áp khi ngủ với người có biến chứng ở tim và phổi.
3. Phẫu thuật.
4. Dùng thực phẩm chức năng có chiết xuất từ thảo mộc thiên nhiên.

Bản quyền bài viết thuộc về/ CTG blog
DMCA.com Protection Status



BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

0 blogger: