June 10, 2018

Ngáy ngủ, tuy nhẹ mà không nhẹ - Một chứng bệnh cần được điều trị

Ngáy ngủ - Một chứng bệnh cần được điều trị


Ngáy ngủ là gì?


Ngáy ngủ là khi ngủ, bạn vô tình tạo ra một âm thanh to hoặc nhỏ mà chính bản thân bạn - người ngáy ngủ không hề hay biết. Các âm thanh ngáy ngủ này không nhất quán giống nhau ở tất cả mọi người. Có người ngáy ngủ "khò khè" rất nhẹ nhàng, cũng có một số người có tiếng ngáy ngủ rất to như tiếng heo kêu, chó tru, hoặc có khi có tiếng ngáy còn đạt đến cấp độ nghe như tiếng sấm lớn hay tiếng "sư tử rềnh vang", v.v..

Khi đó, chỉ có những người ở xung quanh bạn mới biết bạn bị ngáy ngủ, vì do họ nghe thấy tiếng ngáy của bạn. Và chỉ khi nhận được phản ánh từ họ, bạn mới biết được rằng mình bị ngáy ngủ.


Mọi người thường nghĩ gì về ngáy ngủ?


Phần lớn và đa số mọi người được hỏi, đều cho rằng đó là hiện tượng bình thường họ thường gặp và không mấy để tâm về nó.

Việc duy nhất khiến người ngáy ngủ khó chịu là một chút cảm giác xấu hổ hay ngại ngùng khi ngủ cùng đám đông hoặc ở chung nhà với nhiều thanh viên.

Ngáy ngủ không những gây ảnh hưởng đến đối phương ngủ cùng, mà phần nào còn làm mất điểm thanh lịch của người ngáy ngủ với mọi người xung quanh.


Y khoa nói gì về ngáy ngủ?


Ngáy ngủ không đơn thuần là hiện tượng bình thường trong đời sống sinh hoạt hằng ngày như bao người vẫn nghĩ. Thực tế, theo y khoa, ngáy ngủ được xem là một căn bệnh và cần được điều trị.

Phần lớn người mắc chứng ngáy ngủ đều ở mức thấp (cấp độ 1 và 2), nên xác suất nghiêm trọng các tình huống xấu xảy ra chưa cao đến mức báo động "Ngáy ngủ là một căn bệnh" trong suy nghĩ của đa số người.

Người mắc chứng ngáy ngủ có nguy cơ đột tử và tử vong bất cứ lúc nào do hội chứng OSAS (Obstructive Sleep Apnea Syndrome) - hội chứng ngưng thở khi ngủ.


Tác hại của ngáy ngủ như thế nào?


1. Ảnh hưởng đến những người xung quanh
Sẽ có người khó chịu khi nghe tiếng ngáy ngủ của bạn và tiếng ngáy ngủ khiến họ không ngủ được, dẫn đến họ khó ngủ hay mất ngủ. Khi đó vô tình người ngáy ngủ đang làm phiền và ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người xung quanh.

2. Có nguy cơ đột tử khi ngủ
Người ngủ ngáy nặng và thường xuyên, rất có khả năng mắc phải hội chứng OSAS (Obstructive Sleep Apnea Syndrome). OSAS là hội chứng ngưng thở khi ngủ. Không phải người ngáy ngủ nào cũng mắc hội chứng này, nhưng nếu bạn có ngáy ngủ và có mắc phải hội chứng OSAS mà không kịp thời chữa trị sớm. Thì nguy cơ dẫn đến đột tử trong khi ngủ có thể xảy ra bất cứ lúc nào không báo trước.

3. Giảm tập trung, mệt mỏi kéo dài và suy giảm trí nhớ
Do khi ngủ là thời gian thích hợp để thần kinh nghỉ ngơi. Nhưng ngáy ngủ lại tác động đến dây thần kinh, khiến não bộ mệt mỏi. Người ngáy ngủ không ngủ say và ngủ sâu.

4. Người ngáy ngủ thường bị nhức đầu và hay đau nửa đầu gấp 3 lần người bình thường.

5. Nguy cơ và rủi ro về mắc bệnh tim mạch tăng gấp đôi so với người không ngáy ngủ.

6. Dễ bị stress do ngáy ngủ khiến căng thẳng thần kinh.

7. Huyết áp dễ tăng cao.

8. Cản trở sự phát triển trí não, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ em.

9. Giảm ham muốn tình dục, tâm tính thay đổi.


Các cấp độ ngáy ngủ


Triệu chứng ngáy ngủ có thể chia làm 3 cấp độ:
Cấp độ 1: Ngáy ít, tiếng ngáy không to và khi nằm nghiêng sẽ ngừng ngáy.
Cấp độ 2: Ngáy vừa phải, ngáy to hơn và khi nằm ngủ ở tư thế nghiêng sẽ hết ngáy.
Cấp độ 3: Ngáy rất to ở mọi tư thế nằm ngủ và kèm theo triệu chứng nghẹt thở nhất thời, khiến người ngáy tỉnh giấc với trạng thái mệt mỏi. Mức độ này có thể nguy hiểm hơn nếu tình huống xấu nhất xảy ra là người ngáy ngủ bị ngừng thở trong khi ngủ và dẫn đến tử vong trong lúc ngủ.


Nguyên nhân gây ngáy ngủ


1. Mắc các chứng bệnh dị ứng.
2. Amiđan quá to.
3. Viêm xoang, phong mũi.
4. Cổ họng hẹp.
5. Cuống lưỡi to.
6. Cuống họng dài.
7. Lỗ mũi nhỏ.
8. Uống rượu bia.
9. Thừa cân khiến mỡ bám dày cổ họng.
10. Hút thuốc lá nhiều khiến cổ họng hẹp đi do khói ám.
11. Ảnh hưởng từ áp lực công việc, mệt mỏi, thiếu ngủ và stress.



Điều trị bệnh ngáy ngủ
(Ngáy ngủ, tuy nhẹ mà không nhẹ)


Bằng phương pháp tự nhiên


1. Thông dụng nhất: Thay đổi tư thế khi ngủ + giữ cho đầu cao. Cụ thể, người ngáy ngủ chỉ nên nằm nghiêng khi ngủ + gối đầu cao và không nằm ngửa.
2. Giảm cân và có chế độ ăn uống hợp lý.
3. Thường xuyên vận động và tập thể dục.
4. Không uống rượu 4 tiếng trước khi ngủ.
5. Không lạm dụng thuốc ngủ và sử dụng thường xuyên.
6. Tránh ăn nhiều vào bữa tối.
7. Cần chữa dứt điểm chứng viêm mũi dị ứng.


Can thiệp bằng y khoa


1. Thở bằng máy bơm oxy khi ngủ với người mắc chứng ngáy ngủ nặng ở cấp độ 3.
2. Đeo máy bơm không khí cao áp khi ngủ với người có biến chứng ở tim và phổi.
3. Phẫu thuật.
4. Dùng thực phẩm chức năng có chiết xuất từ thảo mộc thiên nhiên.

Nói về thực phẩm chức năng thì có vô vàn, và giá thì cũng vô cùng luôn.
Vậy làm sao để bạn lựa chọn được sản phẩm nào tốt và không tốt?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Ngoài các thông tin đánh giá từ những người đã từng dùng qua, thì chỉ có thực tế dùng và cảm nhận mới đánh giá chính xác được.


Bản quyền bài viết thuộc về/ CTG blog
DMCA.com Protection Status



BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

0 blogger: