December 31, 2017

Một số điều cần lưu ý khi mang chó mèo đi chích điều trị bệnh

Một số điều cần lưu ý khi mang chó mèo đi chích điều trị bệnh


Khi chó mèo cưng bị bệnh và được chủ nuôi đưa đến các phòng mạch thú y để điều trị là điều tất nhiên và hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, có những phòng mạch thực hiện công tác điều trị rất tốt. Cũng có những phòng mạch điều trị rất ẩu, nguyên do có thể do quá đông, hay do thiếu kinh nghiệm, hay vì lý do gì đó.

Vậy làm sao để bạn có thể nhận ra và hướng giải quyết như thế nào?
  • Đầu tiên là bạn cần biết một số điều cần lưu ý khi mang chó mèo đi chích điều trị bệnh là gì.
  • Thứ hai là quan sát, chỉ cần bạn chú ý quan sát một chút. Cách các bác sĩ, hay các kỹ thuật viên điều trị cho chó mèo bạn sẽ phần nào đoán biết được.


1. Xoa xoa tại vị trí vừa chích xong cho chó mèo


Đa số bạn sẽ thấy sau khi chích thuốc cho chó mèo xong, bác sĩ thường dùng tay xoa xoa nhè nhẹ ngay tại vị trí vừa chích ấy cho chó mèo ngay. Đầu tiên là để làm tan thuốc vừa chích xong. Thứ hai là giống như xoa dịu hay vỗ về mấy bé, cho mấy bé bớt sợ hãi cũng như bớt bị đau vậy.


Tuy nhiên, có một số chó mèo nhút nhát sợ đau, hay quá hung dữ đi. Nếu sau khi chích xong mà xoa xoa ngay chỗ ấy, mấy bé sẽ phản ứng và kêu la khóc lóc ư ử, không cho xoa tiếp nữa hoặc là quay lại đớp tay bác sĩ. Lúc đó, bác sĩ điều trị sẽ dặn dò bạn làm thay động tác ấy.

Một số điều cần lưu ý khi mang chó mèo đi chích điều trị bệnh

Có một số bác sĩ trước khi chích sẽ xoa xoa trước vị trí sắp chích. Mục đích là để làm tê chỗ chuẩn bị chích, nên khi bác sỹ chích kim vào, chó mèo sẽ không bị giật mình và đau. Bạn có thể vừa ôm giữ vuốt ve vừa nói chuyện với mấy bé thì sẽ rất tốt, mấy bé sẽ bị phân tâm và không biết mình bị bác sĩ chích lúc nào luôn.


Tại sao cần phải xoa xoa chỗ vừa chích xong cho chó mèo?


Để giúp tan thuốc nếu thuốc ấy là thuốc chích dưới da.

Đa phần thuốc chích trên chó mèo là thuốc chích dưới da hoặc chích bắp. Tuy nhiên, có những thuốc chích bắp cũng được các kỹ thuật viên điều trị chích luôn dưới da. Nên nếu bạn không xoa kỹ cho thuốc tan, có thể thuốc sẽ bị lắng đọng, lâu ngày có thể bị chai cứng luôn chỗ bị chích, nghĩa là khi bạn nhấn ngón tay vào vị trí đó sẽ thấy cứng cứng chứ không được mềm như trước. Nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng bị áp xe (abscess). Và khi đã bị áp xe thì bạn chỉ còn cách mang chó mèo đi mổ cục áp xe đó ra và may lại.


2. Chích ven - chích thuốc qua đường tĩnh mạch


Một bác sĩ chích ven tốt sẽ có động tác rất dứt khoát. Xác định được vị trí cần lấy ven - đâm kim vào từ từ - sau đó bơm thuốc nhè nhẹ vào ven, trước khi rút kim ra sẽ dùng bông gòn vịn nhẹ tại vị trí vừa chích - rồi nhè nhẹ rút kim ra theo xuôi chiều của ven, đồng thời tay kia vịn bông gòn mạnh hơn xí với lực vừa đủ để cầm máu - sau khi rút hết kim tiêm sẽ dùng băng keo dán lại cố định chỗ vịn bông gòn.

Một số điều cần lưu ý khi mang chó mèo đi chích điều trị bệnh

Lấy ven tốt là ven sau khi được chích thuốc vẫn bình thường, không bị vỡ, không bị phù.

Nếu bạn thấy một bác sĩ điều trị lóng ngóng lấy ven nhiều lần vẫn trật, đổi hết chân này đến chân kia để lấy ven, thì có thể là do thiếu kinh nghiệm hay vì đó là các thực tập viên.

Tuy vậy, có một số giống chó như giống chó Dachshund (chó lạp xưởng, chó xúc xích) có cấu tạo ven cong rất đặc biệt, nên việc lấy ven hơi khó. Và một số chó mèo do bệnh nặng, thiếu máu nên đường ven bị ẩn - hiện không rõ, hay chó mèo còn nhỏ tuổi, ven quá nhỏ đi cũng sẽ khó lấy ven.


3. Truyền nước biển, truyền đạm cho chó mèo


Khi chó mèo quá yếu sức sẽ được bác sĩ cho truyền nước biển.

Một số điều cần lưu ý khi mang chó mèo đi chích điều trị bệnh

Khi đó bạn nên ngồi cạnh canh và giữ chó mèo cưng của mình. Bạn cần lưu ý ▼

1. Tốc độ truyền. Tốc độ truyền nên nằm ở mức trung bình và chậm (1 giây/1 giọt hay 2-3 giây/1 giọt).

2. Khoảng thời gian 2 đến 5 phút đầu tiên bác sĩ sẽ đứng cạnh quan sát phản ứng của chó mèo. Nếu không thấy có hiện tượng gì bất thường bác sĩ sẽ đi làm việc khác và cứ khoảng 10-15 phút quay nhắc lại xem chừng.

3. Để ý xem chỗ tiêm kim truyền dịch có bị phù - phồng bự lên không. Nếu có thì gọi ngay cho bác sĩ tháo kim truyền và truyền ở vị trí khác. Nếu để phù quá lâu, chỗ phù sẽ sưng càng lúc càng to, do kim truyền đã bị lệch ra khỏi tĩnh mạch và chảy dịch vào bên dưới da của chó mèo.

4. Không thấy dịch truyền chảy nữa. Thì có thể do hết dịch chuyền, hay kim bị tắc, hay dây truyền bị gập do chó mèo giãy hay nằm đè lên dây. Khi đó bạn cũng cần báo gấp cho bác sĩ điều trị. Khi đó máu từ tĩnh mạch của chó mèo có thể sẽ bị chảy ngược lên bình truyền dịch, bạn mà thấy cảnh đó chắc sẽ rất hãi và sót lắm luôn.

5. Để ý dịch truyền đã gần hết chưa. Nếu gần hết thì cũng báo cho bác sĩ biết để nếu còn truyền sẽ để ý thay bình truyền mới kịp thời.

6. Chó mèo có bị co giật, thở gấp, ói mửa hay có hiện tượng khác lạ gì không. Nếu có cũng báo lại ngay cho bác sĩ để kịp thời can thiệp.


4. Chích ngừa vắc xin, chích ngừa dại


Bạn chỉ cần để ý lúc chích thuốc có bị văng thuốc ra ngoài hay không. Có một số chó mèo khi chích do sợ hãi và giãy, có thể thuốc bị xịt ra ngoài một ít, cũng có thể xịt cả nửa phần thuốc luôn. Nếu gặp trường hợp đó, thì thôi, bạn đừng chích thêm nhé.

Một số điều cần lưu ý khi mang chó mèo đi chích điều trị bệnh

Vắc xin chích thiếu thì không sao, nhưng nếu chích thêm mà lỡ chích nhiều hơn liều quy định, chắc chắn vài ngày sau chó mèo của bạn sẽ phát bệnh và đi luôn.


Bạn cũng cần lưu ý thêm. Mỗi năm đều có đội đi chích vắc xin dại của các quận đi khắp các nhà hỏi thăm chó và bắt buộc chích theo quy định. Do đội đó sẽ dùng bình vắc xin bự và mỗi lần chích sẽ rút đúng liều quy định và chích (thường là 1cc/con, bất kể là con chó to hay chó nhỏ).

Nên nếu lỡ tay mà rút nhiều hay chích bị văng thuốc ra ngoài mà rút thêm chích nữa cho đủ, thì trường hợp này rất nguy hiểm nha. Đó là vì sao luôn có những chú chó sau khi được đội chích dại xuống chích xong thì vài ngày sau lăn đùng ra chết.

Bạn cũng cần lưu ý, nếu chưa đủ thời hạn một năm chích nhắc lại vắc xin thì bạn cũng không nên chích lại quá sớm. Sớm chừng 3-7 ngày là ok rồi.

Bản quyền bài viết thuộc về/ CTG blog
DMCA.com Protection Status



BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

0 blogger: