December 10, 2018

Thải Urat ở rùa là gì? Thải Urat quan trọng như thế nào?

Thải Urat ở rùa là gì? Nó quan trọng như thế nào?


Thải Urat ở rùa là gì?


Thải urat ở rùa nghĩa là khi rùa đi vệ sinh (đi tiểu hoặc đi ị), sẽ thải kèm theo một lượng nhỏ urat có màu trắng đục. Việc thải urat này diễn ra không thường xuyên mỗi ngày, mà có thể định kỳ vài ngày thải một lần hay một tuần thải một lần.

Urat là lượng protein dư thừa được rùa thải ra. Bạn cho rùa ăn thức ăn có lượng đạm càng nhiều thì lượng urat trong rùa càng nhiều.

Hình ảnh về urat được thải ra ở rùa Núi vàng khi rùa đi vệ sinh.
Thải Urat ở rùa là gì? Nó quan trọng như thế nào?


Thải Urat ở rùa quan trọng như thế nào?


Việc rùa định kỳ thải urat là việc cần thiết và quan trọng, điều đó chứng tỏ rùa bạn khoẻ mạnh.

Tuy nhiên, nếu rùa thải urat quá nhiều và thường xuyên, nghĩa là lượng đạm tồn trong rùa quá nhiều và dư thừa. Điều đó nhắc nhở rằng, bạn nên xem lại khẩu phần ăn cho rùa, nên giảm bớt lượng protein trong khẩu phần ăn cho rùa.

Nếu đó là rùa Núi vàng hay các loại rùa cạn ăn chay, thì việc cung cấp dư thừa lượng đạm trong khẩu phần ăn cho rùa thường xuyên là một điều cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của rùa.

Nếu rùa không thường thải urat, điều này cũng cực kỳ nguy hiểm. Vì nếu không thải ra urat, có nghĩa là lượng urat vẫn đang tồn đọng trong cơ thể của rùa chưa được tống ra ngoài. Nếu rùa bị tắt urat thời gian dài trong cơ thể mà không được phát hiện và can thiệp kịp thời, chắc chắn rùa sẽ chết.


Làm gì khi rùa không thải urat?


1. Bạn nên phơi nắng rùa mỗi ngày, cho rùa vận động. Việc rùa được phơi nắng điều độ và vận động thường xuyên sẽ giúp cho bộ tiêu hoá của rùa tốt hơn, đồng thời cũng giúp rùa khoẻ mạnh hơn.


2. Bạn ngâm ấm rùa, nghĩa là bạn tắm cho rùa bằng nước ấm, ngâm rùa trong chậu nước ấm tầm khoảng 15-30 phút. Trong khoảng thời gian đó, rùa sẽ đi vệ sinh. Lúc này, bạn quan sát xem rùa có thải kèm urat không. Nếu sau 15 phút vẫn chưa thấy rùa đi vệ sinh, có lẽ nước đã nguội, bạn thay nước ấm khác và ngâm tiếp. Bạn có thể ngâm ấm rùa cách ngày một lần nếu thấy rùa ít đi vệ sinh và không thường xuyên vận động.


3. Sổ giun sán cho rùa. Bạn nên sổ giun sán và tẩy ký sinh trùng định kỳ cho rùa, để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho rùa của mình.


4. Nếu bạn đã thử mọi cách mà rùa vẫn bị tắc urat và không thải ra được. Cách duy nhất lúc này là bạn nên mang rùa đến thú y để kiểm tra. Khuyên bạn nên mang rùa đi chụp X-quang, nếu bị tắc urat trong cơ thể, khi chụp X-quang bạn sẽ thấy được urat bị lắng đọng trong cơ thể rùa. Tiếp theo điều trị như thế nào nữa thì liên hệ bác sĩ thú y chuyên về bò sát nha, trường hợp nặng nhất có thể là rùa sẽ bị mổ để lấy urat ra.

Bản quyền bài viết thuộc về/ CTG blog
DMCA.com Protection Status



BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

0 blogger: